Nhu cầu viết báo cáo cuối kì, viết tiểu luận,… đã không còn quá xa lạ đối với sinh viên đại học, đặc biệt là thời gian dịch bệnh phải học trực tuyến này. Tuy nhiên, không phải bạn sinh viên nào cũng làm bài của mình thật tốt, đạt điểm cao.
Trong bài viết này, mình sẽ trình bày những sai lầm/lỗi một số bạn hay gặp khi làm báo cáo.
Trên đây là dựa vào sự nhìn nhận của mình và một số người bạn của mình khi còn là sinh viên đại học.
Theo mình có thể kể đến muôn vàn sai lầm khác nhau gặp phải khi viết bài báo cáo. Tùy vào góc độ nhìn nhận của bạn là ai thì bạn sẽ nhìn ra những sai lầm khác nhau. Ví dụ nếu bạn là giáo viên thì sẽ liệt kê những lỗi của sinh viên khác nhau.
Ở bài này mình sẽ nhìn nhận dưới góc độ là sinh viên và sinh viên với nhau.
Sai lầm trong ý thức trong khi viết bài báo cáo.
-
Chỉ tập trung vào chủ đề/vấn đề được giao phó.
Thông thường, các bạn sinh viên thường nghĩ bài báo cáo chỉ giới hạn trong khuôn khổ môn học và chỉ học những gì liên quan tới môn học mà thôi. Ý nghĩ này không hợp lý bởi vì hiện nay nhiều môn học có mối liên hệ với nhiều môn học khác, đặc biệt là sự liên ngành, liên môn học ngày càng được áp dụng trong học tập
Ví dụ: bạn được giao một chủ đề để viết báo cáo là “sinh thái học quần thể thực vật”. Khi đó, bạn sẽ viết những gì trong bài báo cáo?
- Bạn sẽ trình bày những kiến thức tổng quan về “sinh thái học quần thể thực vật” trong bài viết?
- Bạn sẽ bỏ qua mối quan hệ sinh thái thực vật trong quần xã, cá thể?
- Bạn sẽ tìm hiểu về đường cong tăng trưởng, hệ số -3/2 trong “tự tỉa thưa”, sinh lý của những thực vật chu kì ra hoa lâu năm không?
- Bạn sẽ tìm hiểu về mối quan hệ sinh thái ứng dụng trong quần thể thực vật nông nghiệp không?
Đa số các bạn làm về chủ đề trên chỉ hướng đến câu hỏi số 1 để viết bài báo cáo và sẽ bỏ qua 3 câu còn lại, theo mình cách nghĩ này khá chủ quan.
Cách hợp lý nhất là bạn hãy tập trung vào tìm hiểu câu hỏi số 1 và cũng quan tâm đến 3 câu hỏi sau.
Lý do mình khuyên các bạn nên quan tâm đến những vấn đề “râu ria” của chủ đề chính là để:
- Tránh gặp tình trạng “ếch ngồi đáy giếng”, bản thân người viết cần có cái nhìn tổng quan về những thứ mình trình bày.
- Tránh viết bài quá sáo rỗng, không có ý đáng giá.
- Dễ làm bài viết mất tính logic. Ý này rất dễ nhìn thấy, nếu bạn không có kiến thức tốt về vấn đề mình viết thì sẽ không thể viết bài logic và trình bày hợp lý các đề mục được.
- Bạn rất dễ bỏ qua một số vấn đề nhỏ trong chủ đề được giao nếu không mở rộng phạm vi tìm kiếm tư liệu, tìm hiểu nội dung.
- Một số lỗi ngôn ngữ rất dễ gặp phải nếu kiến thức người viết quá hẹp trong chủ đề đó (ý này là hạn chế về những vấn đề liên quan chứ không phải khả năng hiểu sâu sắc vấn đề mình viết nha).
- Suy nghĩ bài viết là bài nhóm nên dễ bỏ qua tiểu tiết.
Môi trường đại học sẽ phải làm việc nhóm nên ít nhiều các bài viết báo cáo có thể phải làm việc nhóm. Các bạn thường né tránh hoặc làm cho có phần việt mình được giao. Hoặc có thể sau khi tổng hợp bài viết hoàn chỉnh sẽ rất ít bắt lỗi người bạn của mình trong bài viết vì lý do nào đó. Điều này có thể dẫn đến bài viết nhóm dễ gặp các lỗi không đáng có, các lỗi cơ bản do các thành viên nhóm không muốn chỉnh sửa.
Đồng thời, do mỗi người trong nhóm chỉ được giao vấn đề nhỏ trong chủ đề đó nên rất dễ dẫn đến toàn bài viết sẽ không liền mạch, kết nối với nhau.
-
Bài viết chỉ dừng lại ở kiến thức và kỹ năng môn học.
Mình đã từng học những môn học liên môn, liên ngành và thậm chí là liên lĩnh vực. Vì vậy, theo mình nghĩ với thời đại hiện nay việc kết nối các môn học, các vấn đề lại với nhau là điều rất cần thiết, rất hữu ích trong các môn học.
Nếu bạn chỉ tập trung vào những gì được giao phó, thì giáo viên dạy một phần bạn chỉ học được một phần. Trên thực tế, cuộc sống cần chúng ta học được 10 phần từ giáo viên.
Ví dụ: mình đã từng học về môn học ứng dụng của thực vật bậc cao trong sản phẩm “ABC”. Môn học này nằm trong chuyên môn về Sinh thái ứng dụng. Vậy bạn sẽ làm gì với chủ đề trên? Có lẽ nhiều bạn khi gặp chủ đề trên chỉ hướng đến tìm hiểu những mục sau:
- Mở đầu:
- Nội dung chính:
- Giới thiệu thực vật nào đó.
- Giới thiệu ứng dụng của thực vật đó trong sản xuất sản phẩm “ABC”
- Cơ chế, nguyên tắc, thị trường, tiềm năng phát triển.
- Rút ra được vấn đề gì?
- Kết luận:
- Bạn có từng tìm hiểu về bảo hộ nhãn hiệu, bản hộ công thức sản xuất, quy trình sản xuất của sản phẩm “ABC” không?
- Bạn đã từng theo dõi sản phẩm đó được R&D, phát triển và phân bố như thế nào không?
- Bạn đã từng suy nghĩ làm cách gì cho phần trình bày sản phẩm “ABC” của mình đặc biệt và thu hút các bạn trong lớp hơn trong buổi báo cáo sắp đến không?
Theo mình, những câu hỏi trên nếu bạn tìm hiểu sẽ học được rất nhiều thứ vượt xa kiến thức môn học truyền đạt. Tuy nhiên, nếu không có thời gian và không cần thiết với bạn, thì hãy bỏ qua.
Tóm lại ý này: tư tưởng trước khi viết bài của sinh viên khá quan trọng đến chất lượng bài viết. Bạn có chuẩn bị tâm thế rộng mở để đoán nhận những kiến thức mới, thậm chí là “lạ”. Bạn hãy học những gì có thể. Nếu bạn cứ châm châm vào những kiến thức cũ thì sẽ rất khó tiếng bộ và vươn lên trong cuộc sống nếu có một sự thay đổi đột ngột.
Sai lầm trong nội dung bài viết.
Một số sai lầm về nội dung thường gặp phải ở các bạn sinh viên là:
-
Không đọc kỹ yêu cầu giáo viên đưa ra trước khi viết bài.
Đây là yêu cầu tiên quyết nhưng cũng là sai lầm dễ gặp phải của sinh viên. Đó là không đọc kỹ đề! Mình cũng thường gặp lỗi này, nên các bạn nhớ chú ý đọc kỹ đề để tránh gần xong sẽ phải chỉnh sửa lại bài viết rất nhiều.
-
Nội dung copy từ bài báo khoa học gặp rất nhiều lỗi dịch thuật, lỗi đạo văn,…
Lỗi này mình nghĩ rất nhiều bạn sinh viên gặp phải, đặc biệt là các chuyên ngành/ngành cần tham khảo nhiều tài liệu khoa học nước ngoài.
Thông thường các bạn copy nguyên văn, hoặc có chỉnh sửa một vài câu từ của bài báo tiếng Anh đã dịch ra tiếng Việt. Đối với bản thân mình đọc vào sẽ nhận ra ngay, nên dễ dàng giáo viên biết được bạn đã dịch thuât. Cần tuyệt đối tránh việc này vì:
- Giáo viên chấm bài rất dễ nhận ra;
- Không tôn trọng tác giả bài viết;
- Tự hạ thấp bản thân mình.
Thay vào đó, cách tốt nhất mình thường làm là chỉ lấy những ý chính nhất (mỗi ý tầm 10 chữ). Sau đó mình sẽ tự sắp xếp nội dung, các ý lại theo văn phong của bản thân. Lưu ý nội dung các ý cần đi kèm với trích dẫn xuyên suốt bài viết.
-
Viết không đúng ngữ pháp, đúng cấu trúc đoạn văn, câu văn, chính tả,…
Các lỗi này thường xuyên gặp phải, đặc biệt là các bạn sinh viên không tốt về văn học từ phổ thông.
Ví dụ trong bài viết các bạn đang đọc này, mình cũng gặp rất nhiều lỗi chính tả, văn phạm.
Vì vậy, các bạn hãy chỉnh sửa cho bài viết của mình hoàn thiện nhất có thể nhé. Hãy gửi bài cho nhiều người ở nhiều tầng lớp khác nhau đọc.
-
Viết nội dung không có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.
Các bạn có thể gặp lỗi này do nguyên nhân không có quá nhiều kiến thức tổng thể, không nắm vững các vấn đề của mình viết và khả năng văn phạm chưa tốt. Vì vậy hãy chỉnh sửa và hoàn thiện bài viết tốt nhất có thể.
-
Bài viết không có logic và trật tự.
Tương tự như ý “không có sự liên kết giữa các đoạn, các ý”.
-
Bài viết cung cấp không có thông tin mới lạ, thú vị, kiến thức mới.
Như mình đã nói ở trên, nếu bài viết của bạn “quá chán”, không có gì đặc biệt thì điểm sẽ không thể cao được.
Bạn hãy tưởng tượng giáo viên chấm bài như nhà tuyển dụng, nếu không có thành tích đặc biệt thì trong muôn vàn CV gửi về làm sao để nhà tuyển dụng lựa chọn bạn được.
Cũng tương tự như vậy, đối với một giáo viên có chuyên môn cao và nắm rõ lĩnh vực đang dạy bạn, bài viết quá đơn giản và không có gì đặc biệt sẽ không thể được điểm cao.
-
Không làm trích dẫn ngay từ đầu có thể dễ mắc lỗi sai sót, nhầm lẫn trích dẫn về sau.
Lỗi này rất dễ gặp phải ở các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn mới bắt đầu làm trích dẫn. Bạn có thể xem các bài viết về trích dẫn tài liệu tham khảo của mình tại: Series Trích dẫn tài liệu tham khảo.
-
Nội dung, ngôn ngữ, từ vựng chuyên ngành cần thống nhất trong toàn bộ bài viết.
Nếu bạn viết văn học thì ngôn ngữ phong phú, bay lượn sẽ rất quan trọng để sáng tạo, thả hồn mình vào bài viết. Tuy nhiên, trong văn phong khoa học mọi thứ cần thống nhất trong toàn bài, đặc biệt các bạn nhớ sử dụng đúng từ vựng trong hoàn cảnh thích hợp nhé.
Ví dụ: nếu bạn viết bài về phân loại học thì từ Nematoda dịch là “giun tròn” có vẻ hợp lý. Còn nếu bạn viết về bệnh học cây trồng, thì dịch Nematoda dịch là “tuyến trùng” sẽ hợp lý hơn.
-
Sáng tạo nội dung quá mức cho phép.
Đoạn trên mình đã có nói về sai lầm khi viết bài không có sáng tạo. Tuy nhiên các bạn lưu ý không sáng tạo quá mức cho phép khuôn khổ môn học, phạm vi của chủ đề,… để tránh bị lạc đề.
Sai lầm trong hình thức trình bày bài viết.
Nếu bạn là người có một ít kiến thức về công nghệ thông tin thì có thể sẽ rất ít gặp phải sai lầm về hình thức trình bày. Tuy nhiên, đối với văn bản khoa học sẽ có một số quy tắc nhất định mà không phải ai cũng biết được. Một số sai lầm đó là:
-
Tiêu đề phân cấp các từ không phù hợp.
Mọi người thường sẽ lựa chọn size chữ to hơn cho phần tiêu đề mà quên mất một số quy tắc phụ đi kèm. Tiêu đề của bạn phải rõ ràng cho chủ đề bạn trình bày, tránh tiêu đề quá rộng và tổng quát, hoặc tiêu đề quá dài, quá tối nghĩa.
Ví dụ: Chủ đề mình được giao là viết tiểu luận trình bày về hoạt tính chất A của cây gừng (Zingiber officinale
Roscoe.). Lúc này tên bài viết của mình sẽ đặt là “Giới thiệu về hoạt tính của chất A trên cây gừng (Zingiber officinale Roscoe.)”.
Ở đây mình sẽ không bàn luận về tên bài viết có hợp lý hay không vì mình sẽ không xét về nội dung như thế nào để giải thích tên như thế nào là phù hợp. Nhưng một số quy tắc khi bạn trình bày tên như sau:
- Cụm từ “cây gừng (Zingiber officinale )” cùng cấp với nhau nên cần đặt cùng hàng với nhau.
- Chữ khoa học cần ghi đúng quy tắc khoa học: in nghiêng, tên người đặt tên,….
- Không in hoa tên khoa học “Zingiber officinale ”
Lúc này mình sẽ có tên chủ đề được trình bày như thế này:
Tương tự như vậy, tên trường, tên tổ chức, tên môn học, …. các bạn cũng cần phân cấp bậc rõ ràng và trình bày hợp lý trong văn bản.
-
Sử dụng không hợp lý đánh số, gạch đầu dòng, đánh số trang,…
Tương tự như phần tên chủ đề, nếu tổ chức hoặc giáo viên của bạn có quy định rõ thì hãy làm theo nhé. Còn nếu không có quy định nào cả, thì các bạn hãy làm theo những quy chuẩn phổ thông:
-
- Tránh quá rườm rà để tránh người đọc không hiểu được cấu trúc bài viết của bạn.
- Luôn luôn nhớ có mục lục, danh mục hình ảnh, bảng biểu (nếu bài viết dài), danh mục chữ cái viết tắt (nếu có nhiều chữ viết tắt),…
- Chỉ sử dụng một hoặc hai cách đánh số cho toàn bài, không nên dùng quá nhiều kiểu đánh số. Ví dụ, bạn có thể đánh số mục lớn là I, II, III, IV và trong từng mục nhỏ là 1.1; 1.2; 2.1;… hoặc sử dụng một cách đánh số duy nhất.
- Không sử dụng ký tự lạ để đánh dấu các mục. Ví dụ không dùng các ký tự: alpla, beta,… để đánh số mục.
- Không ghi đề mục quá dài và chứa quá nhiều nội dung.
- .. còn nửa.
- Không thống nhất từ vựng, phong cách, trích dẫn trong toàn bộ bài viết.
Ở vấn đề này, mình chỉ nhấn mạnh lại là sự mạch lạc trong toàn bài viết là rất quan trọng thôi. Cần tránh và cố gắng hoàn thiện bản thân để bài viết của mình tốt hơn mỗi ngày.
-
Size chữ, kiểu chữ, cách trình bày không đúng/cố tình không đúng format đã quy định.
Lỗi này có vẻ sẽ rất ít người gặp phải bởi vì nếu format đã được quy định rồi thì ai lại cố đình vi phạm để bài điểm thấp đâu.
Tuy nhiên, rất nhiều bạn cũng sẽ vi phạm hoặc cố tình vi phạm do viết quá dài theo số trang quy định, quá nhiều đoạn được “tùy biến” từ nguồn thông tin của người khác nên cần né đi sự kiểm soát của giáo viên,…
Theo mình, việc bài viết có dài hơn quy định chút ít (khoảng 1-3%) là không đáng kể, tuy nhiên nếu bài viết quá dài thì cách tốt nhất cần phải tóm ngắn gọn theo đúng quy định.
Nội dung, chất lượng bài viết, hình thức trình bày thiện cảm người đọc là rất quan trọng. Vì thế không nên cố đình “lách luật” để đạt được nội dung tốt mà bỏ qua hai thứ kia.
-
Không tô màu hoặc quá sặc sỡ trong bài viết khoa học.
Lỗi này hầu như rất ít gặp phải ở sinh viên khoa học. Nhưng cũng rất đáng lưu ý chúng ta chỉ nên sử dụng màu chữ đen cho toàn bài viết báo cáo hoàn chỉnh. Nền trang tính nên là màu trắng và không sử dụng bất kỳ màu nào khác.
Tuy nhiên, trong một số báo cáo cần tính sáng tạo và hấp dẫn người đọc các bạn cần thêm chi tiết cho bài viết thú vị và cần tuân thủ các quy tắc giống như làm PowerPoint.
- Một số lỗi khác như:
- Quá nhiều hình ảnh, bảng biểu nhưng không có mục lục.
- Nếu có phụ lục thì các bạn cần trình bày phụ lục theo format như nội dung chính, tránh xem thường và không định dạng phụ lục.
- Nếu có hình ảnh hoặc thông tin khác ngoài trích dẫn chính thống, cần ghi rõ nguồn ngay sau phần hình ảnh đó.
- Tên bảng biểu luôn đặt phía trên bảng biểu.
- Tên hình ảnh luôn đặt phía dưới hình ảnh.
- Nếu bài viết quá dài cần có phần tóm tắt.
- Khi nào viết đoạn, khi nào liệt kê, khi nào kẻ bảng,… cần xác định rõ.
Sai lầm sau khi hoàn thành bài viết.
Nhiều bạn sinh viên sau khi hoàn thành bài viết sẽ cố gắng chỉnh sửa nhanh nhất và nộp bài. Nhưng sự vội vả luôn đi kèm với sai lầm không đáng có. Hãy chỉnh sửa bài viết thật kỹ những lỗi chính tả, văn phạm, cách hành văn, logic toàn bài,…. để tránh bị trừ điểm. Bạn có thể tham khảo bước 7 và 8 trong Các bước để làm bài tiểu luận ở trường đại học để đạt kết quả cao nhé.
Trên đây là chia sẻ của mình về những sai lầm mà mình và các bạn của mình thường gặp phải khi làm báo cáo. Nếu còn thiếu sót điều gì mời các bạn để lại bình luận bên dưới nhé!