Trong Digital Marketing, SEO và PR luôn song hành và hỗ trợ cho nhau. Nội dung tốt và sự tiếp cận tốt là một phần không thể thiếu cho thành công của SEO – và hai điều đó là thứ mà PR hiểu rất rõ. Là một CMO, bạn chắc hẳn luôn trăn trở không biết làm sao để hai bộ phận khác biệt này có thể trợ giúp nhau để hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Đào tạo lẫn nhau
Hãy bắt đầu với việc rõ ràng nhất: đào tạo lẫn nhau – chia sẻ kiến thức dưới dạng cho đi để nhận lại.
Phần lớn người làm PR không nhận thức đầy đủ về tác động của nội dung PR tới xếp hạng từ khóa và website trong SEO. Chính vì vậy, là một chuyên gia SEO, trước khi đưa ra các yêu cầu của mình, hãy cho họ biết về tầm ảnh hưởng và tương hỗ giữa PR và SEO. Bạn có thể cùng trao đổi với bộ phận PR trong các buổi họp ngắn, và chọn lọc những nội dung có liên quan đến đôi bên để tránh lan man, mất thời gian cho cả hai.
Ngược lại, bộ phận PR cũng nên có sự tương tác và đào tạo cho bộ phận SEO. Hãy cho họ thấy các nội dung PR ngoài tác dụng bổ trợ cho SEO, thì nó còn tác động ra sao đến ảnh hưởng thương hiệu, doanh số bán hàng,…
Tối ưu backlink báo chí
Tiếp đến là các backlink. Bộ phận SEO nên trợ giúp đội PR tối ưu hóa các liên kết truyền thông, từ thông cáo báo chí, hoặc nội dung tự nhiên. SEO có thể giúp lựa chọn các liên kết có các từ khóa cần tăng hạng, và họ có thể đảm bảo được việc PR sẽ kéo được các đường dẫn chính xác để liên kết.
Ví dụ như ở REI, nếu ai đó cần một liên kết đến từ khóa “lều gấp” (tent), họ có thể kéo các đường dẫn sinh ra từ một truy vấn tìm kiếm nội bộ (ví dụ như https://www.rei.com/search.html q=backpacking+tents&ir=q%3Abackpacking+tents&page=1) thay vì một trang đích ở trong phần điều hướng chính (https://www.rei.com/c/backpacking-tents). Trang tìm kiếm nội bộ không được lập chỉ mục, vì thế liên kết đó không đem đến lợi ích gì cho từ khóa đó. Điều tương tự xảy ra với bất cứ đội ngũ nào sản xuất nội dung mà có các liên kết.
Nhưng không chỉ có được liên kết trong lĩnh vực PR mới là quan trọng. SEO cũng nên tham khảo ý kiến từ PR để đảm bảo rằng bất cứ liên kết nào từ các nhà tài trợ ở dạng “nofollow” để tránh bị các công cụ tìm kiếm đánh phạt.
Quản lý phạm vi tiếp cận của truyền thông
Tiếp cận qua influencer là một thành phần quan trọng của bất cứ một chiến lược marketing nào. Việc tiếp cận ra sao phụ thuộc vào quy mô công ty của bạn. Thường thì sẽ có nhiều hơn một đội phụ trách việc tiếp cận này.
Nhưng sẽ là rắc rối hơn nếu bạn không muốn nhiều người trong công ty tiếp cận một nguồn influencer. Nó khiến influencer (có thể là blogger, tác giả, quản lý truyền thông, chuyên gia,…) khó hiểu khi nhận được các yêu cầu khác nhau từ những người khác nhau trong cùng một doanh nghiệp/tổ chức.
Để tránh khỏi sự chồng chéo này, hãy đưa ra hướng dẫn cho từng kiểu tiếp cận khác nhau mà các đội ngũ khác nhau chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, đội PR của bạn nên chịu trách nhiệm việc quan hệ với các đầu mối truyền thông lớn. Đội content marketing chịu trách nhiệm xây dựng mối quan hệ với các blogger và các chuyên gia content marketing.
Sau khi đã phân chia hướng tiếp cận, bạn hãy chia sẻ danh sách này tới các đội khác trước khi bạn liên hệ với họ để đảm bảo rằng chưa từng có ai bên bạn thiết lập mối quan hệ với họ. Điều này có thể đồng thời giúp tránh tốn thời gian liên hệ với một nguồn không có phản hồi mà đội khác đã cố thử liên hệ.
Sắp xếp các thông điệp và câu chuyện
Với việc nhiều đội ngũ cùng quản lý việc tiếp cận, bạn buộc phải có nhiều câu chuyện được phát ra cùng lúc. Liệu đội SEO và PR của bạn (và bất cứ đội nào khác chịu trách nhiệm tạo nội dung) sắp xếp các thông điệp và thời điểm ở mức rộng hơn để đảm bảo thương hiệu của bạn đưa ra cùng chủ đề nội dung và không làm lẫn lộn các thông điệp hoặc không quảng báo hai thứ khác nhau cùng lúc không.
Điều này không cần phải rút gọn thành một chủ đề cụ thể; nó giống như một quy tắc chỉ dẫn ở mức độ cao hơn. Hãy làm một lịch trình nội dung mà nó sắp xếp các ưu tiên và thời điểm của doanh nghiệp.
Chia sẻ và khuếch tán nội dung
Tạo ra nội dung là công việc khó khăn (không nói đến việc nó là một công việc tốn kém), và nó là việc mà cả đội marketing nội dung và PR làm rất tốt phục vụ cho hai đối tượng rất khác nhau. Hãy làm cho các từ ngữ nội dung của bạn mạnh mẽ hơn bằng cách chia sẻ những gì đã được tạo ra để các đội ngũ khác có thể lấy từ đó và tái sử dụng.
Ví dụ như đội marketing nội dung của bạn tạo ra một diễn họa cho một nguồn ảnh hưởng từ bên thứ ba, người đồng ý rằng nó có thể được tái xuất bản khi có một liên kết trỏ về nguồn nguyên bản. Đội PR của bạn có thể lấy diễn họa đó và đưa nó đến các nguồn truyền thông, tạo ra nhiều liên kết hơn cho đội ngũ tìm kiếm và một nội dung sắp đặt cho đội PR.
Các nỗ lực kết hợp này cũng cho phép hai đội gây ảnh hưởng đến các chỉ số KPI vì thế họ có thể báo cáo tốt hơn về việc các hoạt động của họ ảnh hưởng thế nào đến các phần của doanh nghiệp. PR mong muốn thêm các chỉ số KPI hữu hình vào chiến dịch của họ, và SEO chỉ muốn mở rộng đội ngũ của mình và tác động mà không cần đấu tranh cho các nguồn lực bổ sung, việc mà chúng ta đều biết là đấu tranh không ngừng. PR có thể sử dụng các thay đổi xếp hạng từ khóa trên các trang mà họ giúp gắn liên kết, và SEO có thể cho thấy thêm bao nhiêu liên kết hoặc chia sẻ nữa mà một nội dung có được với nỗ lực khuếch trương của PR.
Tất cả đều đi đến việc trao đổi thông tin khi làm việc với các đội ngũ khác có chỉ số KPI khác với bạn. Hãy họp hàng tuần hoặc hai tuần một lần với đội ngũ khác để đảm bảo mỗi đội đều được cập nhật về những gì đội khác đang làm để tránh việc trùng lặp công việc và hợp tác với nỗ lực giống nhau.
Giải pháp PR hỗ trợ SEO cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Là công ty truyền thông hàng đầu Việt Nam, Admicro thấu hiểu thực trạng và các bài toán mà các doanh nghiệp thường gặp phải. Chúng tôi đã đi sâu phân tích từng nhu cầu cụ thể và thiết thực của doanh nghiệp như nhu cầu ra mắt sản phẩm/dịch vụ; đánh giá/trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ; tạo sự hấp dẫn cho sản phẩm, xây dựng hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp…. Từ đó, xây dựng những ý tưởng và hướng đi bài PR cho từng nhu cầu cụ thể này. Đây chính là những hướng đi hữu ích mà bất cứ doanh nghiệp nào đều cần khi xây dựng kế hoạch PR cho sản phẩm, thương hiệu của mình.
Khối Nội Dung trực thuộc VCCorp hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, phát hành thông tin chuyên nghiệp trên Internet với nhiều mảng đa dạng đã tạo ra các sản phẩm có traffic cao và vị thế dẫn đầu thị trường, hướng đến nhiều đối tượng độc giả khác nhau về lứa tuổi, thu nhập, giới tính, địa phương, sở thích…Nhờ đó mà lượng traffic tăng cao, thứ hạng từ khóa tăng lên, tốt cho SEO về lâu dài.
Thêm vào đó, với nền tảng công nghệ dẫn đầu, khi đăng bài PR, doanh nghiệp sẽ có thêm những công cụ đắc lực để phủ rộng thương hiệu của mình tới tập khách hàng tiềm năng. Một trong những công cụ đó là Viewplus. Với Viewplus, thời gian hiển thị của bài PR được kéo dài hơn, thu hút được nhiều lượt view hơn mà không cần mất thêm phí sản xuất nội dung. Đồng thời, Viewplus có khả năng hướng tới độc giả có quan tâm thông qua việc chọn lọc theo các tiêu chí như vùng miền, giới tính, độ tuổi, hành vi; và chỉ tính phí khi độc giả có hành vi thể hiện sự quan tâm với bài PR. Chình vì vậy, ngân sách của doanh nghiệp được tối ưu hóa một cách tối đa.
Theo: Marketing AI